Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Rối loạn thân nhiệt do nắng nóng

I-Lời mở đầu:

     Sau một buổi tập luyện phơi nắng ngoài trời kéo dài, một cuộc chơi thể thao tốn nhiều sức lực hoặc phải làm việc lâu ngoài trời nắng …v.v.. thân nhiệt bỗng tăng cao vượt mức bình thường.

      Hiện tượng tăng nhiệt độ cho biết có sự rối loạn ở khu trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, nơi có chức năng điều phối nhiệt độ.

     Ở thời tiết nóng, cơ thể được giữ ở nhiệt độ bình thường bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi, qua hơi thở và điều chỉnh lượng máu giữa da và nội tạng. Tuy nhiên khi sinh hoạt vận động thể lực kéo dài trong môi trường nắng nóng, có thể dẫn đến một số rối loạn do mất nước và chất điện giải như Potassium, Magnesium trong mồ hôi.

II-Nguyên nhân:

      Nguy cơ rối loạn thân nhiệt cơ thể do nắng nóng tăng khi trong không khí có độ ẩm cao, làm cho mồ hôi không thể bốc hơi được để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nguyên nhân khác là hoạt động thể lực, sinh hoạt kéo dài dưới nắng nóng.

Có 3 trường hợp ta cần chú ý:

      1. Vọp bẽ do nhiệt: Đây là một rối loạn nhẹ, do mất nhiều mồ hôi khi vận động thể lực ở nơi nắng nóng. Đối tượng thường gặp ở những công nhân vận hành máy, luyện cán thép, hầm mỏ, sinh viên học sinh học giáo dục quốc phòng…

Triệu chứng nhận biết: Vọp bẽ xuất hiện đột ngột ở bàn tay, cơ bắp chân, bàn chân. Các cơ bị co thắt, căng cứng gây đau đớn.

       2. Suy kiệt do nắng nóng: Là1 rối loạn trầm trọng, thường gặp.

Triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, mồ hôi ra như tắm. Da lạnh tái xanh kèm triệu chứng lú lẫn. Mất nước nhiều qua mồ hôi có thể gây tụt huyết áp => bất tỉnh.

Sơ cấp cứu 1 và 2: nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi mát mẻ, có bóng râm, để nằm đầu thấp cho uống nước đường + muối, hoặc ORS (oresol) làm mát da bằng khăn lạnh.

       3. Đột quỵ do nắng nóng: Là 1 tình trạng cấp tính đe dọa tính mạng vì người bệnh không tiết đủ mồ hôi để làm hạ thân nhiệt.

        Triệu chứng: Nhiệt độ sẽ tăng nhanh, da đỏ nóng mặc dù đang ra mồ hôi (Nhiệt độ: 400C), nhịp tim 160-180 lần/ phút (bình thường: 60-100). Người bệnh lú lẫn -> Hôn mê -> co giật do sốt cao. Biến chứng tổn thương não đưa đến tử vong.

          Sơ cấp cứu: Trong khi chờ chuyển viện, bệnh nhân phải được lau ướt và làm lạnh bằng nước mát, nước đá.

III-Phòng ngừa chung cho các trường hợp trên:

  1. Tránh vận động thể lực kéo dài trong môi trường nắng nóng.
  2. Nên uống nhiều nước, có thể nước muối pha loãng hoặc cả nước giải khát có muối (chanh muối)
  3. Khi đi ngoài trời nắng nên đội mủ rộng vành, mặc áo kín tay.
  4. Làm mát da khi có sốt tăng hơn bình thường.
     

  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,620,279       3/1,521